Video mới nhất

Muôn kiểu làm đẹp và dụng cụ làm đẹp của quý bà, quý cô trong lịch sử

Đăng lúc: Chủ nhật - 19/10/2014 11:37

Theo dòng chảy cuồn cuộn của các cuộc cách mạng xã hội, những chuyển biến lịch sử quan trọng tất yếu ấy đã tác động không ít đến tâm lý người phụ nữ. Họ cũng sẵn sàng thay đổi thế giới quan làm đẹp của mình cho hợp với trào lưu. Tại Việt Nam, khi tiếp cận với nền văn minh Âu Tây, người phụ nữ bỏ dần tục ăn trầu, nhuộm răng đen – cũng là một cách làm duyên
Ở Pháp, cuộc cách mạng 1789 thành công, kéo theo sự cách mạng màu má của phần lớn phụ nữ Pháp. Họ không tô má ửng hồng hay bôi phấn trắng với vài đường gân xanh mờ như những sợi chỉ màu nữa, mà chuyển hẳn sang màu tái xanh và làm bật lên bản chất yếu đuối như để “kêu gọi” sự che chở, bao bọc của những người hùng mới làm nên kỳ tích vĩ đại xã hội. Thế là quý bà, quý cô đua nhau chuyển tông, chuyển sang màu phấn mới để… nhõng nhẽo”!

Ở Nga, để trở thành người lao động tiêu biểu trong phong trào dấn thân theo dòng thác của cuộc Cách mạng tháng Mười (1917), cô thợ may Gabrielle đã táo bạo cắt phăng mái tóc đuôi ngựa đỏng đảnh của mình, gây lạ mắt cho cánh đàn ông và thực sự làm thích thú cho giới nữ tiến bộ lúc bấy giờ. Thế là phong trào phụ nữ cắt tóc ngắn ở Nga thịnh hành, và lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới. Tên tuổi cô thợ may nghiễm nhiên đi vào lịch sử!

Nhờ “cuộc cách mạng tóc ngắn” mà anh thợ hớt tóc Alexandre trở thành nhà tạo mốt mái tóc lừng danh. Hầu như các người mẫu và ngôi sao điện ảnh lúc bấy giờ đều nhờ đến, và bao giờ anh cũng dành cho khách hàng mình một sự an tâm dễ chịu bởi câu nói “Không sao, cứ để đấy cho tôi!”, vì anh ta đã biết cách làm cho những mái tóc thêm duyên, trang nhã, sang trọng.

Phương pháp chính và chung nhất là làm cho tóc quăn cong như mái tóc nhà tư tưởng triết học Voltaire của Pháp ngày xưa. Chính Alexandre là người đầu tiên đã đặt các ống ru-lô lên đầu các bà! Các ống uốn tóc ra đời từ ấy. Tuy nhiên cũng có không ít người chống quyết liệt bằng cách nhất định dưỡng mái tóc của mình cho thật dài, thật tha thướt.

Một trong hàng ngàn kiểu tóc ngắn

Tại Việt Nam, khi tiếp cận với nền văn minh Âu Tây, người phụ nữ bỏ dần tục ăn trầu, nhuộm răng đen – cũng là một cách làm duyên, vì “Đen răng một góc tốt tóc một phần”. Thế là “cách mạng” luôn mái tóc dài truyền thống óng mượt của mình, khiến các cụ phải nhắc nhở “Cái răng cái tóc là gốc con người” (răng như xương, da thịt có thể biến, hoại nhưng xương và tóc không dễ mục, mất) để nhằm lưu giữ cái “gốc” của con người Việt Nam.

Ở Nam Bộ, sau cuộc “đổi đời” tháng 4.1975, gần như mới chỉ hôm trước thì hôm sau các móng tay, móng chân dài khá dễ thương của không ít người đẹp bỗng nhiên biến mất. Họ ngập ngừng dò xét, chẳng thấy ai nói gì, trái lại còn nhận được sự đồng tình và khuyến khích người phụ nữ phải ngày càng đẹp ra, quý bà quý cô mới vỡ lẽ là mình bị sốc bởi những lời tuyên truyền xuyên tạc của kẻ xấu, bèn mạnh dạn phục hồi, để dài và … sơn luôn, cho đẹp. Nghề “làm móng dạo” ra đời. Hàng loạt dụng cụ liên quan như dao bấm móng, dữ, màu sơn… lại tái hiện trên những chiếc bàn phấn xinh xắn.

Tất nhiên các trường hợp trên chỉ là những việc làm mang tính nhất thời, bởi chúng ta đều biết, mốt không bao giờ chịu dậm chân tại chỗ.

Ai cũng năng nổ săn tìm những gì mới hơn, lạ hơn, thậm chí “quái” hơn để nhắm vào đỉnh cao chung nhất là làm thế nào cho cân bằng trong cuộc sống. Nhưng cho dù các mốt có phong phú đến đâu cũng không thể đáp ứng thỏa đáng những cảm xúc đầy lãng mạn của con người, vì vậy có khi người ta phải phục hồi những gì mà trước đó không lâu chính họ đã chối bỏ. Thông thường, trong “phục hồi” cả hình thức lẫn nội dung đều được thể hiện bằng những đường nét điểm xuyết của canh tân, cho nên tuy cũ mà vẫn mới, vẫn mốt!

Nếu ở phương Tây, người ta phát hiện cách nay khoảng 4.000 năm đã có 4 người phụ nữ xăm mình đầu tiên thì ở Việt Nam cũng không muộn, nhiều hơn và trước nữa là khác, bởi từ thời vua Hùng đã có ít nhất hàng nghìn người làm việc ấy.

Việt sử tiêu án chép: Dân miền rừng núi thấy sông ngòi khe lạch có tôm cá, rủ nhau đi bắt để ăn, bị giống thuồng luồng làm hại, tâu rõ việc với vua, vua bảo rằng, loài sơn man cùng với loài thủy tộc khác nhau, yêu cái gì giống mình, ghét cái gì khác mình, nên có chuyện như thế, vua bèn sai lấy mực thích và vẽ các loại thủy quái vào mình. Từ đấy thuồng luồng không còn cắn hại nữa. Cái tục vẽ hình của Bách Việt bắt đầu từ đó.

Người Việt cổ xăm hình

Cho đến khi Trần Anh Tông là vua không thích xâm hình rồng vào đùi mình, cho rằng chẳng khác như người có tội bị xăm chữ vào trán. Nhà vua cãi lệnh nhưng Thượng hoàng cũng làm ngơ. Tục xăm mình bỏ dần.

Xưa, người con gái Kinh nào cũng mắc cỡ, bắt đầu “nương long đột khởi” thì cảm thấy hổ thẹn về cặp vú của mình (càng bự, săn càng khổ tâm) cho nên ai cũng mặc yếm để chẳng những che giấu mà còn làm cho ép sát vào người càng “bằng phẳng” càng tốt

Yếm là một chiếc áo cánh nhí, không tay, luôn gắn trên người phụ nữ Việt Nam, đã được định hình từ thời nhà Lý. Đến năm 1.696 trở về sau, phái đẹp đã làm cuộc cách mạng cái yếm nhằm đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ từng lứa tuổi như yếm cổ xây, yếm có xẻ, yếm cánh nhạn…, rồi xẻ cạn, xẻ sâu, kín đáo hay lả lơi, tùy ý thích riêng của mỗi người.

Đã hóa thân thành nhiều kiểu thì chiếc yếm cũng phải nhiều màu, nào hoa lý, hồ thủy, cánh sen, nào nâu non, nâu già, hoặc bông sọc sặc sỡ hay đỏ rực như bốc lửa, thích hợp những người hiếu động “Yếm đào trễ xuống dưới nương long”; “Quân tử có thương thì bóc yếm” – Hồ Xuân Hương.

Tuy nhiên hiện nay một số người đẹp có cặp nhũ hoa “trời cho” thì có phần hơi khác hơn. Người ta có khuynh hướng công khai hẳn ra hơn là bịt, giấu. Họ không chỉ muốn khoe cái “tòa thiên nhiên” trong ngọc trắng ngà thông qua các hình thức biểu diễn nghệ thuật trên sân khấu hoặc trước những ống kính, mà còn dùng nó để tổ chức kinh doanh (lành mạnh và không lành mạnh), tất nhiên rất … “vô”!

Trên yếm, quý bà quý cô khéo tay cũng không thể không điểm xuyết những hình thêu trang trí hoa lá cành cho thêm đẹp, thêm hấp dẫn.

Do cảm xúc thẩm mỹ không ngừng đổi mới nên bộ răng đen nhánh (được xem là đẹp ngày xưa) và cái yếm đào đã sớm lùi dần vào ký ức. Nếu từ năm 1.883, người ta đã bắt gặp loại áo nịch vú fermeture Éclair lác đác trên thị trường thì đến năm 1.915 nó bị chiếc áo coọc-xê nhỏ xíu “che khuất”.

Ngay sau khi tung ra, hàng triệu người, rồi hàng tỉ người đua nhau mua chiếc áo nịch vú tân thời để, một mặt gọi là giữ cho bộ ngực khỏi suy thái, một mặt nâng bộ ngực mình lên cho cân đối (hoặc vượt hơn) vóc dáng, tùy ý thích riêng của từng người, nhất là đối với những người “lưng chữ cụ vú chữ tâm” (lưng tôm, vú ngang hơi thòng).

Để có một ngoại hình đẹp, hấp dẫn, ở châu Âu, hồi thế kỷ XVI, người ta đã bí mật lưu truyền trong giới quý tộc một quy cách rất nghiêm ngặt với ý đồ chinh phục đàn ông, nhưng cuối cùng người ta cũng đã khám phá được toàn bộ 30 chuẩn đẹp của giới quý phái thời ấy, là:

- 3 trắng: da, răng, tay.
- 3 đen: mắt, lông mày, lông mi.
- 3 đỏ: môi, má, móng tay.
- 3 dài: vóc dáng, tóc, bàn tay.
- 3 ngắn: răng, tai, bàn chân.
- 3 to rộng: ngực, trán, khoảng giữa lông mày và mắt.
- 3 nhỏ hẹp: miệng, vòng lưng, mắt cá.
- 3 lớn: cánh tay, bắp vế, ống chân.
- 3 nhỏ: núm vú, mũi, đầu.

 

Quan điểm sống theo cái chuẩn bằng con số vẫn được xem như truyền thống của người phương Tây. Đến dáng đi đẹp của người phụ nữ cũng có chuẩn: đánh mông sang hai bên 12cm sẽ rất hấp dẫn đối với nam giới. Thành ra muốn đẹp không thể không học đòi!

Nhưng đó là cái đẹp đóng khung, nếu ai cũng thế tất sẽ làm “lờn mắt” thiên hạ, do đó phong trào đẹp lãng mạn ra đời. Chủ trương của trường phái này là phải làm sao cho cực kỳ phong phú, cực kỳ đa dạng, và cũng phải gây cực kỳ kinh ngạc! Mỗi người một cách, ai muốn làm sao thì làm, miễn tạo được sự chú ý, hấp dẫn người nhìn là xem như đạt mục đích. Có thể vú thì “chum chúm chủm cau” thôi, thế mới trẻ trung, sung mãn. Thân hình, vóc dáng càng mảnh khảnh càng tốt.

Bộ phận nào trong cơ thể cũng có khuynh hướng dài ra, nhất là cái cổ, càng cao càng hay. Móng tay dài trở thành phổ biến. Đôi guốc cao gót bắt đầu đăng quang. Còn cặp mắt thì phải to tròn và đen láy như nai tơ ngơ ngác cho dễ thương. Chính trường phái này đã sáng tạo và làm thịnh hành phong trào tô vẽ quanh viền mắt và gắn lông mi giả hồi thập niên 60 thế kỷ trước.

 "Lồ lộ... khiến mèo kia ngước mắt cứ thèm trông"

Và, nếu ngày nay quý bà, quý cô không thể rời được cái “bóp đầm” để đựng “đồ nghề” thì ngày xưa, cách nay 2.000 năm, nó đã được gọi là cái “túi phương tiện” thường làm bằng gấm, chỉ giai cấp quý tộc mới có dùng. Sách Thanh dị lục nói về loại đồ ấy: “Cuối đời Đường, các vương hầu đều đua nhau may “túi phương tiện” làm bằng hai lần gấm, có hình con cá, hoặc có thêu vẽ con cá, mỗi khi đi đâu thì bỏ vào đó các thứ như áo, lược, khăn mặt, gương, sáp thơm… xem ra giản tiện lắm”.

Để xem :               
                .Truyền hình thời sự bấm vào 
               .Những Video quay lén cực độc bấm vào  
               .Cười sảng khoái đến đau bụng bấm vào 
               .Những tâm sự riêng tư , khó nói bấm vào 
               .Những đoạn phim hiếm về Việt nam bấm vào 
               . Xem Video của dongxuantv bấm vào


 

Nguồn tin: dv
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn