Video mới nhất

Quá lứa lỡ thì, nữ công nhân sẵn sàng lấy “đại” chồng, bất chấp rủi ro

Đăng lúc: Chủ nhật - 09/03/2014 17:11

Hiện nay, nữ công nhân kết hôn muộn ngày càng có xu hướng gia tăng, thậm chí nhiều người quá lứa lỡ thì đành "ở vậy". Với họ, trên dưới 30 tuổi rồi, điều mà họ mong muốn nhất bây giờ là lấy “đại” một ông chồng nào đó cho xong, chẳng cần tìm hiểu hay quan tâm đến chuyện đối tượng có việc làm hoặc nghiện ngập, cờ bạc hay không…
Quá lứa lỡ thì, nữ công nhân sẵn sàng lấy “đại” chồng, bất chấp rủi ro

Quá lứa lỡ thì, nữ công nhân sẵn sàng lấy “đại” chồng, bất chấp rủi ro

“Tuy tôi cười mà tim tôi nhỏ lệ”

14h chiều, trời lạnh cóng, các dãy nhà trọ công nhân Khu công nghiệp Bắc Thăng Long nằm ở thôn Tây Bầu, xã Kim Chung (Hà Nội), người vào ra vẫn hối hả. Họ là công nhân giao ca, người tan ca sáng, người vội kịp ca chiều. Nhưng chỉ mươi phút, sau khi những khu nhà trọ đã nuốt trọn từng tốp công nhân, thì không gian lại im ắng lạ thường.

Chúng tôi hỏi thăm và đến một khu nhà có nhiều nữ công nhân thuê trọ nhất, chị bán hàng rau nói: "Trừ chủ nhật, còn lại các ngày trong tuần khó mà gặp ai, vì cứ đi làm về là họ lăn ra ngủ đến chiều tối. Không ai ra ngoài đâu”.

Chị Nguyễn Thị Huyền (33 tuổi) - quê huyện Thanh Sơn, Phú Thọ, là công nhân Cty Panasonic - đang trên đường đi làm về. Với vẻ mặt mệt mỏi, Huyền cho biết: “Tôi làm ở đây đã gần 10 năm, nhìn cũng biết đấy, ngày chủ nhật khu nhà trọ nào cũng vắng vẻ, cả tuần mọi người đi làm, một ngày làm 8-12 tiếng, làm sao còn thời gian nghỉ ngơi nữa chứ, đi làm về là họ vội vàng thay quần áo rồi lăn ra ngủ”.

Công nhân nữ lúc tan ca chiều.

Khi chúng tôi hỏi đến chuyện tình cảm, khuôn mặt chị lộ rõ nét buồn và lo lắng. Sau một hồi nặng im, chị đã chia sẻ về chuyện tình cảm cho chúng tôi nghe: “Trước khi vào đây, tôi đã từng yêu một người cùng quê được một thời gian, nhưng rồi cũng chia tay. Từ khi vào Cty, giờ làm việc khắt khe, tăng ca liên tục, tôi không còn nhiều thời gian để kết bạn và quan tâm đến chuyện tình cảm nữa...

Bây giờ tôi ngại về nhà lắm, mỗi lần về nhà là một lần bị áp lực về tâm lý, suy nghĩ, lo lắng. Bố mẹ lúc nào cũng nói chuyện chồng con, nhiều lúc tôi cảm thấy chạnh lòng và tủi thân, cũng đành ậm ừ cho qua chuyện. Bây giờ có ai quan tâm, chăm sóc và làm chỗ dựa thì tôi sẽ lấy ngay, kể cả người một-hai đời vợ rồi đi chăng nữa cũng không quan trọng. Bằng này tuổi đầu, gặp ai thì lấy đại cho xong”.

Chị Quyên (36 tuổi) - quê ở Thanh Hóa, hiện đang làm cho Cty Sumsai, cũng là đối tượng nhiều tuổi nhất “xóm” - cho biết: “Gia đình mình cũng đông anh chị em, hoàn cảnh gia đình khó khăn, mình phải nghỉ học ngang chừng để đi ra đây làm công nhân. Mình cũng làm 4- 5 công ty và chuyển qua 4-5 phòng trọ, nhưng ở phòng này lâu nhất, cũng được 5-6 năm rồi.

Chuyện tình cảm của mình không được suôn sẻ cho lắm. Mình đã qua 4-5 mối tình, mỗi mối tình cũng không kéo dài được mấy, dần dần công việc ngày càng nhiều, thu nhập không ổn định, ngày càng phải làm tăng ca tăng thêm thu nhập để có thể gửi tiền về cho bố mẹ hằng tháng. Tăng ca nhiều, có ngày mình chỉ được nghỉ ngơi vài tiếng, không còn thời gian giao lưu, kết bạn với xã hội bên ngoài. Ngày càng già đi, ngày càng khó tính, mình không quan tâm đến chuyện tình cảm và chăm sóc cho cuộc sống riêng tư nữa. Thời gian trôi qua, nhan sắc cũng không còn được như xưa”.

Chị cho biết thêm: “Thời gian gần đây, một số đối tượng cũng đến “tán tỉnh”, nhiều tuổi có và ít tuổi cũng có. Có mấy đối tượng khoảng 27-28 tuổi đến chia sẻ và quan tâm tới mình một thời gian, nhưng mình hiểu rằng những đối tượng này chỉ yêu đương chơi bời, qua đường cho vui chứ không phải tình yêu đích thực. Gần đây, có một ông đã ly hôn, có 2 đứa con, tới tìm hiểu nhưng dường như mình đã mất hết cảm giác yêu và trở lên khô cằn hơn, không còn ham muốn gì nữa. Về nhà bây giờ, mình được gọi là “bà lão” trong “xóm”.

Chị Nguyễn Thị Hằng (34 tuổi) quê Phú Thọ.

Chị Lê Thị Loan - công nhân Công ty TNHH Haivina, có gần 10 năm làm công nhân và cũng đã trải qua 2 mối tình nhưng đều tan vỡ do người thì không hợp, người thì không thông cảm vì công việc phải làm ca kíp, đi sớm về muộn.

Sau 2 mối tình không thành, chị sống khép mình hơn, chỉ biết lấy công việc làm niềm vui, vừa để đỡ đần bố mẹ ở quê nuôi hai đứa em ăn học, vừa để quên đi chuyện buồn. Giờ chị muốn mở lòng thì tuổi đã ngoài 30, cơ hội gặp gỡ, tìm kiếm gần như không có...

Nhìn bức tường trong phòng trọ của chị, chúng tôi không khỏi xót xa khi đọc được những dòng chữ đầy tâm sự: “Tuy tôi cười mà tim tôi nhỏ lệ”, “Loan ơi, chả nhẽ mày cứ chôn chân mãi ở chốn này sao?”...

Lấy chồng “đại” cho xong

Hiện tượng nữ công nhân “ế chồng” tại các KCN, KCX đang là mối lo ngại hàng đầu của chính bản thân nữ công nhân và cả xã hội. Không ít nữ công nhân hiện đang “quá lứa nỡ thì” có suy nghĩ chọn “đại” cho mình một ai đó để kết hôn, không cần tìm hiểu nhiều, bởi họ cho rằng lúc này có ai quan tâm chăm sóc mình là điều may mắn cho bản thân rồi.

Chị Nguyễn Thị Hằng (34 tuổi) - quê ở Phú Thọ, làm việc tại một nhà máy ở KCN Bắc Thăng Long - chia sẻ: “Học xong cấp 3, tôi đi làm công nhân, ngày đầu mới xuống còn bỡ ngỡ, chưa bắt nhịp được với xã hội, tôi sống khép kín không giao lưu với bạn bè bên ngoài nhiều.

Được một thời gian, khi công việc đã ổn định, tôi sống mở lòng hơn. Tình cờ, tôi gặp một người hơn tôi 2 tuổi, mới đầu nói chuyện vui vui, dần dần tình cảm nảy nở giữa hai người. Nghĩ tình cảm mà người ta dành cho mình là thật lòng nên tôi đã trao “đời con gái” cho người ấy. Thời gian sau, khi tôi có bầu thì người kia mắng tôi và cho rằng cái thai đó không phải là của anh ấy.

Nữ công nhân trong các KCN kết hôn muộn ngày càng có xu hướng gia tăng, thậm chí nhiều người quá lứa lỡ thì, đành "ở vậy" . Trong ảnh: Đi làm về, mọi người đều lăn ra ngủ.

Lúc đấy tôi rất buồn, chỉ muốn chết cho xong. Sau lần phải đau đớn bỏ đứa bé 4 tháng trong bụng, tôi không tin vào tình yêu của một ai khác, sống khép mình hơn, không để ý đến những người xung quanh, đi làm về tôi ở nguyên trong phòng không nói chuyện với ai. Đến giờ phút này, tôi đâu còn xuân để mà kén chọn người này người khác, chỉ mong lấy “đại” một ai đó cho xong, để mỗi khi về nhà bố mẹ và mọi người không còn nói đến chuyện chồng con nữa. Nhưng có phải muốn là được đâu, chẳng mấy ai muốn lấy những người làm công nhân cả đời như bọn tôi cả, chỉ có những người cùng cảnh ngộ hay là đã ly hôn thì mới tìm đến những người như bọn tôi mà thôi”.

Với nhiều bạn nữ công nhân độc thân, chuyện yêu đương, sống thử sau chuỗi ngày dài sống thiếu thốn về đời sống văn hóa, giải trí cũng rất phổ biến. Theo điều tra, tỉ lệ nữ công nhân làm mẹ đơn thân hay nạo phá thai - hệ quả của việc “sống thử” trong các khu nhà trọ - ngày càng nhiều. Tất cả những hệ lụy ấy nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, lâu ngày sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội.

Để xem : .Truyền hình thời sự bấm vào 
               .Những Video quay lén cực độc bấm vào  
               .Cười sảng khoái đến đau bụng bấm vào 
               .Những tâm sự riêng tư , khó nói bấm vào 
               .Những đoạn phim hiếm về Việt nam bấm vào 
       


Nguồn tin:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn