Video mới nhất

Hội nghề cá cảnh báo đại gia Sài Gòn mua 100 tàu thủy cũ bám biểm

Đăng lúc: Chủ nhật - 06/07/2014 04:55

Theo ông Trần Cao Mưu, các nước phát triển tàu thủy dù có công suất lớn nhưng công nghệ cũ sẽ bị loại bỏ khi đó giá trị của nó rất thấp.
Nguy cơ rủi ro khi mua tàu thủy cũ 


Tuyên bố bỏ ra số tiền hàng nghìn tỉ đồng với kể hoạch mua 100 tàu thủy, hai máy bay trực thăng và hai ụ nổi ra ngư trường Hoàng Sa cùng ngư dân khai thác đánh bắt thủy hải sản của ông Phạm Ngọc Lâm - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đức Khải (Công ty Đức Khải) đang thu hút sự quan tâm lớn của dư luận.

Sự quan tâm này xuất phát từ độ “chịu chơi” của ông chủ Công ty Đức Khải. Đồng thời họ cũng muốn xem một doanh nghiệp bất động sản bỗng rẽ sang ngang, đầu tư khai thác thủy hải sản sẽ làm được gì?.

Ông Trần Cao Mưu, Tổng thư ký Hiệp hội nghề cá Việt Nam (ảnh: H. Lực)

Trong kế hoạch mua sắm khủng của mình, ông Phạm Ngọc Lâm cho biết, hiện tại 45 con tàu thủy có công suất 500 đến 1.500 mã lực đã được Công ty Đức Khải mua tại Hàn Quốc, dự kiến chuyển về Việt Nam trong tháng 8/2014. 55 con tàu tiếp theo sẽ được doanh nghiệp này tìm mua tại Úc và Nhật Bản.

Lý giải việc mua lại tàu thủy cũ, ông Lâm cho hay, vì mua tàu cũ có thể sử dụng được ngay trong khi nếu mua tàu mới sẽ phải chờ đợi thời gian đóng mới.

Tuy nhiên nhìn góc độ chuyên môn, theo ông Trần Cao Mưu - Tổng thư ký Hội nghề Cá Việt Nam (nguyên Giám đốc Sở Thủy sản Nghệ An), việc Công ty Đức Khải mua lại tàu thủy cũ sẽ tiềm ẩn nguy cơ, đi cùng với đó giá trị con tàu ở cả khía cạnh sử dụng hay trao đổi mua bán đều thấp.

Ông Mưu phân tích, công nghệ đóng tàu các nước liên tục được đổi mới đặc biệt tại các nước có ngành công nghiệp đóng tàu phát triển. Lượng tàu cũ đã qua sử dụng liên tục được đào thải được chứa tại các cảng biển cũ, các bãi tập kết. 

 

 

 

 

(GDVN) - Nhiều người trong ngành nhận định, việc Chủ tịch HĐQT CTCP Đức Khải đầu tư hàng nghìn tỷ đồng với kế hoạch ra Hoàng Sa đánh cá sẽ gặp không ít khó khăn.

 

 

“Nó giống như bãi chứa ô tô, xe máy cũ trên đất liền, những tàu này dù có công suất lớn nhưng công nghệ cũ, ảnh hưởng đến môi trường nên bị loại bỏ. Tuy bị loại bỏ tại nước sở tại nhưng vẫn được các nước kém phát triển hơn mua về sử dụng do đó tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao”, ông Mưu cho biết.

 

Nguy cơ thứ nhất chính là việc tiêu tốn năng lượng cũng như bảo trì sửa chữa bảo dưỡng. Đã là công nghệ cũ, kể các các nước sản xuất thường sẽ không sản xuất các thiết bị để thay thế, vì vậy khi nhập tàu thủy cũ phải chấp nhận nhập kèm thiết bị thay thế kể cả với giá cao.

Thứ hai tàu cũ nếu là tàu đang sử dụng tốt, giá sẽ không rẻ hơn tàu đóng mới là bao. Ngược lại, nếu là tàu thải loại vẫn sử dụng được nhưng bỏ không từ lâu, chất lượng tàu sẽ xuống cấp, tuổi thọ sử dụng khi mua về sẽ rất ngắn, nguy cơ mất an toàn cao.

Thứ ba vấn đề môi trường, một trong những nguyên nhân khiến tàu thủy dù công suất cao vẫn bị loại bỏ vì yếu tố tác động đến môi trường nước, môi trường không khí…

Vì sao đại gia Sài Gòn không mua tàu "made in Việt Nam"?

Người đứng đầu Công ty Đức Khải cho rằng, việc mua tàu cũ sẽ có ngay, không cần chờ thời gian đóng mới? Tuy nhiên nếu chỉ vì yếu tố phải chờ đợi thì với số lượng chỉ là 100 con tàu, Đức Khải hoàn toàn có thể lựa chọn “mua góp” những con tàu mới được đóng sẵn tại các doanh nghiệp đóng tàu trong nước.

Một điều được dư luận đặt ra tại sao Đức Khải không mua tàu đóng của doanh nghiệp trong nước như vậy sẽ cùng lúc làm được hai việc: Giúp doanh nghiệp đóng tàu tiêu thụ sản phẩm, đúng tiêu chí “người Việt dùng hàng Việt”, thể hiện tấm lòng yêu nước chân thành sâu sắc của một doanh nhân? Thay vào đó lại mua tàu cũ tại các nước tiềm ẩn nhiều nguy cơ?

Đánh giá giá trị của một tàu thủy cũ đã qua sử dụng Tổng thư ký Hội nghề Cá Trần Cao Mưu cho rằng, sẽ rất khó để biết chính xác giá của con tàu cũ đó là bao nhiêu. “Tàu công nghệ cũ, nếu xin khéo họ còn cho vì mình giúp dọn bãi rác cho họ”, ông Mưu khẳng định. 

Tóm lại theo ông Mưu. giá trị con tàu đóng mới và tàu đã qua sử dụng rất khác nhau. Vì vậy lựa chọn phù hợp nhất là đóng mới.


Để xem :               
                .Truyền hình thời sự bấm vào 
               .Những Video quay lén cực độc bấm vào  
               .Cười sảng khoái đến đau bụng bấm vào 
               .Những tâm sự riêng tư , khó nói bấm vào 
               .Những đoạn phim hiếm về Việt nam bấm vào 
               . Xem Video của dongxuantv bấm vào 


Nguồn tin: GD
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Avata
Bùi Thái Hùng - Đăng lúc: 15/07/2014 05:33
Với 37 năm làm việc trong ngành và gần ba chục năm trực tiếp đi tàu biển các loại,có chút ít kinh nghiệm về nhận ,giao ,mua,bán ,hoán cải,vận hành,quản lý,sửa chữa…tàu ;tôi xin phép góp ý tới ông Phạm Ngọc Lâm –“Đại gia sắm trăm tàu cá” như sau :
-Nên mua loạt tàu đã được đóng theo cùng seri (thuật ngữ ngành gọi là”tàu chị em”),nhóm loại tương tự -từ 2 ,3 chiếc trở lên để thuận tiện,AN TOÀN…hơn cho việc quản lý và kế hoạch mọi mặt như : vận hành,sữa chữa,thay thế hoán đổi,mua sắm máy móc trang thiết bị, phụ tùng vật tư…định mức,so sánh ,khuyến khích trong sản xuất,tiêu thụ nhiên ,nguyên liệu…thay thế , chuyển đổi thuyền viên nhanh chóng,kịp thời…
-Có chế tài,biện pháp… giảm thiểu sự thất thoát trước,trong,sau khi mua được tàu : nhiều trang thiết bị ,linh phụ kiện,đồ nghề chuyên dụng,vật tư phụ tùng… nhỏ gọn,đắt tiền ,khó kiếm;các nhật ký,tài liệu hướng dẫn,hồ sơ sự cố,sữa chữa…rất quan trọng cho về sau .Trừ những tàu còn hoạt động bình thường,chạy về VN được ;những tàu phải dùng phương tiện khác chở về thì nên có người theo để quản lý.
-Mỗi tàu ,nên thuê lại môt vài vị trí,chức danh cần thiết với khoảng thời gian phù hợp để thuyền viên(tv) VN học hỏi ,nắm được công việc nhanh ;đồng thời những người được thuê lại này có trách nhiệm suốt quá trình ,từ trước khi ký kết mua tàu.Nên tìm lại các tv VN từng đi làm thuê dạng tàu như thế này cho những Cty nước ngoài ,làm việc cùng những tv mới tuyển.
dung
Avata
Bùi Thái Hùng - Đăng lúc: 14/07/2014 06:20
Hoan hô ông Phạm Ngọc Lâm và Cty Đức Khải.Trong tình hình cấp bách hiện nay,tôi rất ủng hộ việc mua tàu cũ của các nước CN đóng tàu tiên tiến. Đóng tàu mới thì cứ đóng,còn việc mua tàu cũ thì càng cần làm nhanh,gấp !Tôi đã từng đi nhiều tàu cũ,tàu đóng mới của Nhật bản,Hàn quốc,các nước châu Âu và cả tàu đóng mới của VN nên cũng có chút kinh nghiệm.Tôi đã ít lần cùng các tàu lên DOCK ở nước ngoài cũng như trong nước;từng ở Shimizu-trung tâm tàu cá của Nhật:và nay đã nghỉ hưu được 1 năm,khi đang làm Máy Trưởng hạng 1 tàu viễn dương.Có 37 năm làm việc :VOSCO-12 năm, SEAPRODEXSHIP -10 năm,INLACOSAIGON-10 năm,làm thuê cho các Cty TNHH-5 năm.
Dịp mười mấy năm trước,ai cũng thấy rằng :"Thà đi xe máy CUP cũ của Nhật ,còn hơn đi xe máy mới tinh của Tàu".Tôi xin nhận xét như sau,qua quá trình mấy chục năm thực tế (vâng,chỉ tương đối thôi,nhưng về tổng thể,mọi so sánh đều kk mà !) đối với CN đóng tàu của 4 nước : Nhật Bản(NB), Hàn Quốc(HQ),Trung Quốc(TQ),Việt Nam(VN)
Tính thang điểm 10 :
TÀU ĐÓNG MỚI : NB-10 ,HQ-7...8 ,TQ-5...6 ,VN-4...5
TÀU CŨ (khoảng 15 năm,đóng trước năm 1995):
NB- 6 ,HQ-4 ,TQ-3,VN-không dám nhận xét !? (vì VN có "CN đóng tàu...đáng kể chút" từ năm 2002). Người VN ta vốn nhanh nhẹn,sáng kiến,linh hoạt…nhiều lần Thuyền Trưởng,Máy Trưởng người nước ngoài,chủ tàu,Cty…khen,thưởng cho thuyền viên VN(tuy cũng còn khá nhiều khuyết điểm có thể khắc phục được…nhất là trong lúc khó khăn,gian nguy thường ĐOÀN KẾT).Bởi vậy,việc vận hành, sửa chữa,cải tạo,chế tạo…khi thiếu vật tư,phụ tùng…không đáng ngại !
Tôi phân vân,thắc mắc về 2 chiếc ụ nổi (sẽ cải tạo thành 2 Trạm trung chuyển(TTC)) :-Nguyên gốc chúng là loại gì ?cải tạo có phù hợp các công năng mới một cách kinh tế ? là loại tự hành hay phải có tàu kéo đẩy lai dắt ?sẽ thả trôi hay neo (khó khăn lắm, vì trên bản đồ vị trí dự kiến đặt của 2 TTC có dòng chảy mạnh nhất,sâu nhất biển VN)?hai mùa gió Đông-Bắc và Tây-Nam nối vòng tiếp nhau gần như liên tục ,vùng đó cũng sóng gió mạnh thường xuyên ? áp thấp NĐ đột ngột xuất hiện gần?một năm trên dưới chục cơn bão tính sao ?bão bây giờ đổi hướng khôn lường, đi nhanh,quét mạnh lắm,2 TTC chạy trốn, tránh kịp không ,vào đâu?.v.v…sao không dùng dạng “tàu mẹ” ?
. Ý kiến của tôi về vấn đề dùng tàu cũ đã nêu trong 3 bài viết cánh đây gần 10 năm; có 2 Báo đã đăng rút ngắn mà không thể hiện đủ ý –Báo GTVT ngày 4/11/2004 và Báo “tuổi trẻ” ngày 19/6/2006.Từ ngày 28/6/2014 vừa qua,tôi có đưa nguyên văn 3 bài viết này trên Facebook, tìm: Bui Thai Hung .Rất mong các bạn xem, những ý kiến tuy 10 năm trước nhưng vẫn còn có thể tham khảo chút ít !

(Ks.Máy Lạnh; Ks.Máy Tàu thủy)-Cựu Kỹ thuật viên VOSCO-Cựu” Lạnh trưởng” trên các tàu chở hàng đông lạnh,-Có 5 năm làm” Lạnh trưởng” tàu Seaprodex 03.- Máy Trưởng hạng nhất tàu viễn dương – INLACO SAIGON
dung

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn