Video mới nhất

Sinh viên chế tạo “xe đua Công thức 1”

Đăng lúc: Thứ ba - 17/06/2014 09:23

Những ngày này, xưởng chuyên về xe phân khối lớn của ông Trần Văn Tý (P.Đại Kim, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) gây chú ý đặc biệt với khách.
Sau hai năm, chiếc “xe đua “ đã thành hình - Ảnh: Nguyệt Cát

Sau hai năm, chiếc “xe đua “ đã thành hình - Ảnh: Nguyệt Cát

Ngay trong khuôn viên của “lò mổ xe” môtô này xuất hiện một chiếc ôtô kiểu xe đua Công thức 1 đang dần hoàn thiện.

Những người khách tò mò hỏi thêm đôi câu sẽ còn ngạc nhiên hơn khi biết chiếc xe được thiết kế, chế tạo bởi nhóm sinh viên Viện Cơ khí động lực Trường ĐH Bách khoa Hà Nội và sắp lên đường sang Nhật Bản du đấu ở một giải đua quốc tế.

Giới thiệu về ưu điểm của chiếc xe, Thưởng khẳng định đây là “chiếc xe đua tiết kiệm” khi chi phí chế tạo chỉ 150 triệu đồng. Lý giải về cấu tạo và nguyên lý hoạt động, Thưởng bảo: “Các hệ thống chính trên xe gồm: hệ thống khung, hệ thống động cơ truyền lực, hệ thống lái, phanh, hệ thống treo và vỏ. Đối với một chiếc xe dòng Công thức thì hệ thống phanh có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp xe có thể đi với tốc độ cực cao. Đối với dòng xe “Công thức sinh viên”, hệ thống phanh phải đảm bảo an toàn khi chiếc xe chuyển động với tốc độ cao, BK LEAD đã làm được điều đó. Theo thiết kế, chiếc xe này có thể chạy với vận tốc tối đa hơn 100 km/giờ.Trong điều kiện tài chính hạn hẹp, nhóm đã tận dụng đủ loại chi tiết tái sinh từ những phụ tùng xe đã “chết”. Hệ thống giảm xóc, động cơ đều được tận dụng từ những chiếc xe phân khối lớn đã hỏng. Xe đua đòi hỏi bánh trơn, chỉ có từ nguồn hàng nhập khẩu đắt đỏ nên nhóm tận dụng luôn bánh ôtô Kia Morning dáng thể thao với chi phí rẻ hơn. Cứ mỗi lần tìm mua được động cơ phế liệu về, cả thầy trò cùng tháo gỡ ra rồi tìm cách sửa chữa. “Tụi nhỏ được học tập, còn mình được làm cái mình yêu thích” - ông Tý cười.

Tháng 9-2011 sau khi đăng ký tham dự cuộc thi, cả nhóm lên kế hoạch thiết kế và tính toán chi tiết cho từng hạng mục của dự án. Suốt hai năm ròng rã vật lộn ở xưởng “thầy” Tý, có những lúc cả nhóm tưởng chừng như bỏ cuộc vì “quá khó”. Khó nhất là không có chi phí thực hiện mà việc mua các phụ tùng cho xe cũng cực kỳ nan giải. Trải qua bốn, năm lần thay đổi vật liệu, cuối cùng chiếc ôtô đua Student Formula cũng thành hình trong niềm hân hoan của thầy trò BK LEAD.

Khởi đầu kỳ diệu

Dân chơi xe phân khối lớn Hà Thành nhiều người biết tiệm chuyên “mổ” xe, tân trang xe phân khối lớn của ông chủ có biệt danh Tý “Sài Gòn”. Nức tiếng là tay thợ giỏi, nhưng ông Tý vẫn khiến khách quen thấy “lạ tai” khi mấy chục sinh viên từ Trường ĐH Bách khoa Hà Nội kính cẩn gọi bằng “thầy”. “Hai năm qua, cứ hết thời gian lý thuyết ở trường, bọn mình lại xách cặp đến xưởng học. Mình đã được thầy chỉ bảo rất nhiều từ thực tế. Học trên lớp phần lớn chỉ là lý thuyết sách vở có thể giúp mình thuận tay cho thiết kế. Nhưng đến khi chế tạo, lắp ráp một chiếc xe đua hoàn chỉnh, nếu không được thầy Tý truyền cho kinh nghiệm của dòng xe phân khối lớn thì chiếc xe không thể có hình dáng của ngày hôm nay” - Nguyễn Văn Thưởng kể lại.

Cơ duyên để gặp được một ông thầy đáng nể giữa “trường đời” được nhóm sinh viên xem là một khởi đầu kỳ diệu. Thầy giáo của Thưởng,

TS Hoàng Thăng Bình - người vừa hoàn tất khóa nghiên cứu sinh tại Nhật Bản, đã giới thiệu cho sinh viên của mình về cuộc thi chế tạo xe đua quốc tế dành cho sinh viên mà ở Việt Nam chưa từng có đội nào tham dự. Lần mò trên mạng để tìm nguồn thiết bị chế tạo xe vốn cần động cơ của xe phân khối lớn, nhóm sinh viên tìm đến tiệm xe của ông Tý. Song đến nơi mới tá hỏa khi giá động cơ xe lên đến vài chục triệu đồng, vượt quá khả năng tài chính của nhóm sinh viên nghèo.

Gọi điện cho thầy giáo xin trợ giúp, TS Bình chi ngay 10 triệu đồng tiền túi để ủng hộ sinh viên. “Nhiệt huyết của thầy và trò mà tôi được chứng kiến tận mắt đã đem đến cho tôi một quyết định rất nhanh: thầy Bình không giàu mà vẫn hỗ trợ được trò mình ngần ấy, tôi lại có sẵn vật liệu, phụ tùng giúp việc thiết kế xe của các em, sao không hỗ trợ được?” - ông Tý nhớ lại.

Vậy là một góc riêng biệt của khu sửa xe được dành cho nhóm sinh viên tác nghiệp với một ngoại lệ: nhóm có thể thoải mái lựa chọn những phụ tùng, thiết bị sẵn có trong xưởng để phục vụ việc chế tạo xe.

“Gặp tụi nhỏ tôi thấy như tìm được tuổi trẻ của mình trong đó. Mà tuổi trẻ ở ta muốn làm nhiều thứ hay ho lắm nhưng đâu có cơ hội. Tôi muốn giúp chúng được thực hiện ước mơ của mình. Nếu bảo cho chúng hàng trăm triệu đồng thì tôi không có, nhưng mỗi tháng 3-5 triệu đồng không thành vấn đề” - ông Tý chia sẻ.


Để xem :               
                .Truyền hình thời sự bấm vào 
               .Những Video quay lén cực độc bấm vào  
               .Cười sảng khoái đến đau bụng bấm vào 
               .Những tâm sự riêng tư , khó nói bấm vào 
               .Những đoạn phim hiếm về Việt nam bấm vào 
               . Xem Video của dongxuantv bấm vào 

NGỌC HÀ - NGUYỆT CÁT


Nguồn tin: TT
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn