Video mới nhất

Nghề bắt chuột bán thịt cho người

Đăng lúc: Thứ ba - 26/08/2014 18:48

Ở Việt Nam, thịt chuột là một trong các món khoái khẩu và khá đắt. Vì vậy, sau mùa gặt, nông dân Campuchia ra đồng bắt chuột bán cho thương lái Việt.
Nghề bắt chuột bán thịt cho người

Nghề bắt chuột bán thịt cho người

Chuột được xem là loài vật mang bệnh. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, thịt chuột lại là đặc sản. Trên những cánh đồng lúa đã gặt xong ở Campuchia, hàng chục nghìn con chuột bị bắt sống mỗi ngày. Sau đó, số chuột trên được "xuất khẩu" sang Việt Nam, thị trường chuộng thịt loài động vật này. Với người dân ở tỉnh Kompong Cham, cách Phnom Penh khoảng 60 km, mùa săn chuột thường bắt đầu vào tháng 6 - 7.

Thiếu thức ăn cùng với mùa mưa bắt đầu khiến loài gặm nhấm phải tìm đến vùng đất cao hơn và do đó, chúng dễ bị dính bẫy của nông dân. Mỗi buổi tối, Chhoeun Chhim, 37 tuổi, đặt 120 cái bẫy và nếu may mắn, anh có thể bắt được 25 con.

"Chuột đồng không giống với chuột nhà vì chúng ăn thức ăn khác", anh Chhim giải thích sự khác biệt về đặc tính phàm ăn của chuột hoang dã và chuột sống ở các đô thị.

Theo anh, chuột bình thường "bẩn và có nhiều con ghẻ trên da". "Đó là lý do tại sao chúng tôi không bắt chuột nhà", Chhim nói. Tỏ ra sành sỏi, thợ săn chuột trên chia sẻ một loạt những thói quen ăn uống của chuột đồng. Thân cây lúa, cây rau và rễ cây dại là món yêu thích của chúng.

Thịt chuột mù vị giống thịt lợn

"Khi cánh đồng chỉ còn những gốc rạ, đó là thời điểm tốt nhất để bắt chuột", vừa nói, Chhim vừa nhấc chiếc lồng sắt đầy chiến lợi phẩm xuống một điểm thu mua trong làng. Dù mùi vị của thịt chuột "hơi giống thịt lợn" nhưng với Chhim, đó thực sự không phải món khoái khẩu của anh.

"Chúng tôi bán những con chuột này lấy tiền mua cá ăn", Chin Chon, một thợ săn khác 36 tuổi, cho hay.Dứt lời, Chin nhấc những chiếc lồng chuột lên cân, tính toán và chuẩn bị xuất hàng. Những con chuột chen chúc trong lồng sắt thi nhau kêu chít chít. Toàn bộ số chuột Chin cân có trọng lượng 200 kg được đưa sang Việt Nam tiêu thụ.

Thịt chuột có thể được chế biến thành món nướng, rán hoặc hấp, Chheng An, 22 tuổi, gợi ý. Chheng đang chăm sóc chiếc xe để chuẩn bị cho chuyến hành trình 4 tiếng qua những con đường bụi bặm, ghập ghềnh tới giao hàng cho lái buôn ở biên giới với Việt Nam.

"Chuột là món ngon và có thể được nấu theo nhiều cách. Ở Việt Nam, thịt chuột rất đắt, ngược lại ở đây lại rất rẻ", Chheng nói và loạng choạng trên chiếc xe chở đầy lồng chuột nặng.

Nghề kinh doanh phát đạt

Vào mùa cao điểm, đầu mối thu mua chuột Saing Sambou, 46 tuổi, có thể xuất tới 2 tấn chuột mỗi sáng sang Việt Nam. Mới đầu, thịt chuột được bán với giá chưa đến 1 USD/kg, giờ thì Saing bán với giá 2,5 USD/kg. Theo bà chủ Saing, nhu cầu thịt chuột mỗi năm lại tăng lên.

Giống những người Campuchia khác, Sambou không ăn thịt chuột dù tin rằng thực phẩm này an toàn với con người. "Tôi nghĩ, thịt chuột còn sạch hơn thịt gà, vịt vì chúng chỉ ăn rễ cây và lúa", Sambou giải thích.Hean Vanhorn, quan chức của Bộ Nông nghiệp Campuchia ở thành phố Phnom Penh, cho rằng việc buôn bán thịt chuột giúp bảo vệ mùa màng của nước này.

"Bắt chuột để bán giúp ngăn chặn loài gặm nhấm phá hoại lúa", 

Tại biên giới Campuchia - Việt Nam ở huyện Koh Thom, Thuong Tuan, 30 tuổi, là lái buôn chuột người Việt lớn nhất ở đây. Ngồi trong lều nhỏ trốn cái nắng chói chang, người phụ này đang cặm cụi lột da và làm sạch những con chuột to, màu đen xám trong lồng đầy mùi. Theo chị, khách hàng ở thị trấn gần cửa khẩu thích mua chuột tươi ngon, to nhất và đã được vặt lông, làm sạch.

"Thịt chuột ngon hơn thịt lợn đấy", Tuan nói với khách.


Để xem :               
                .Truyền hình thời sự bấm vào 
               .Những Video quay lén cực độc bấm vào  
               .Cười sảng khoái đến đau bụng bấm vào 
               .Những tâm sự riêng tư , khó nói bấm vào 
               .Những đoạn phim hiếm về Việt nam bấm vào 
               . Xem Video của dongxuantv bấm vào 

Tác giả bài viết: M.T (tổng hợp)
Từ khóa:

mùa gặt, nông dân

Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới     

Những tin mới hơn