Video mới nhất

Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội

Đăng lúc: Thứ ba - 11/03/2014 10:10

Một “Việt Nam thời bao cấp” tại “Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 37” ( phố Nam Tràng, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội) hay “Cửa hàng ăn uống mậu dịch số 46” (phố An Dương, phường Yên Phụ, Tây Hồ, Hà Nội) do ông Phạm Quang Minh làm chủ đang trở thành địa chỉ được tìm kiếm với những người đã từng sống qua thời bao cấp, đông đảo giới trẻ và du khách nước ngoài.
Không gian quán với mái ngói cấp 4, tường quét vôi thô càng đậm chất hoài niệm bởi những vật dụng dùng để trang trí quán vô cùng độc đáo, vừa rất đỗi thân quen lại vừa hết sức thú vị. 
 
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 1
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 2
Cửa hàng mậu dịch số 37, số 46 là những địa chỉ mà nhiều thực khách muốn đến để một lần được sống trong thời bao cấp. Ảnh:Thiên Ân
Câu khẩu hiệu “Ở đây tai vách mạch rừng - Những điều trông thấy xin đừng nói ra” cùng với chiếc xe đạp Thống Nhất treo lơ lửng trên tường nhà, và những vật dụng giản dị, thân thuộc của thời kỳ trước như bình bi-đông, đôi dép cao su, dép đúc Trung Quốc, viên gạch xếp hàng, biển hiệu “Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi”, tem phiếu mua hàng, sổ lương thực... tất cả đều góp phần tái hiện đầy đủ không gian xưa trong Hà Nội ngày nay.
 
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 3

Chiếc xe đạp hiệu Vĩnh cửu và các vật dụng hằng ngày trong thời bao cấp được treo trang trọng trên tường. Ảnh: TA

 
Bước vào không gian của quán,thực khách sẽ bắt gặp những hình ảnh quen thuộc của thời “tem phiếu” được hiện lên mồn một, từ một chiếc xe đạp thống nhất cũ kỹ cho đến những chiếc quạt tai voi, quạt cóc, máy đánh chữ, đài cassette hay những tờ giấy tem phiếu mua thịt, mua gạo… Tất cả được sắp xếp một cách ngăn nắp và trang trọng dưới bàn tay của ông chủ Phạm Quang Minh, một người Hà Nội sinh năm 1962.
 
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 4

Quầy giải khát với phương châm “Vui lòng khách đến vừa lòng khách đi. Ảnh: TA

Ý định mở cửa hàng này tôi đã ấp ủ từ hơn chục năm nay, cửa hàng tuy nhỏ nhưng trong đó là ăm ắp những kỷ niệm của thời ấu thơ, một thời bao cấp khốn khó, cơ cực nhưng giàu tình cảm. Qua đây tôi một phần muốn lưu lại những kỉ niệm thời bao cấp cho những người từng sống trong thời bao cấp, một phần muốn các bạn trẻ có thể hiểu được một phần lịch sử của đất nước, hiểu được cuộc sống của chính cha mẹ mình trong khốn khó và họ - những người trẻ được sinh ra trong sự no đủ về vật chất phải cố gắng hơn nữa để vun đắp cho đất nước này ngày càng phồn vinh hơn", ông Minh cho biết.

Chia sẻ với chúng tôi về quá trình thu thập nên những đồ vật cổ xưa, in đậm dấu ấn thời bao cấp, Ông Minh trầm ngâm kể lại: “Giữa thời kỳ mà những sản phẩm dân dụng tiện ích xuất hiện ngày càng nhiều, việc kiếm tìm, sưu tập lại chiếc bàn là Liên Xô, dải tem phiếu, cục đá khắc tên chủ nhân từng được dùng để xếp hàng mua thực phẩm,… cách đây vài ba thập kỷ không phải là điều dễ dàng. Qua những mối quan hệ, một mình tôi lặng lẽ tìm gặp những người đã sống qua thời kỳ bao cấp với hy vọng họ còn giữ lại những vật dụng của thời kỳ ấy”. 
 
Có những lúc ra đi rồi lại trở về… tay không nhưng ông vẫn kiên trì thực hiện ước mơ ấy. Ông đi khắp các tỉnh thành trong cả nước để tìm kiếm những đồ dùng, vật dụng từ thời bao cấp… Cùng với đó, nhiều người cũng tự tìm đến tặng lại anh những đồ dùng mà họ đã giữ gìn hàng chục năm hay những tem phiếu mà họ đã từng mua hàng trong thời kì bao cấp… Ông chủ “quán bao cấp” này cũng cho biết thêm: “ Tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm và nhờ bạn bè, mọi người để có thêm nhều vật dụng, đồ dùng thời bao cấp hơn nữa sao cho khách đến đây có cảm giác như sống lại đúng thời kì bao cấp”.
 
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 5
Chiếc xe đạp hiệu Vĩnh cửu...
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 6
Tivi đen trắng cửa lùa hiệu National...
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 7
Chiếc xích lô...
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 8
Quạt tai tròn, điện thoại quay số bằng tay...
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 9

Đài casset...

Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 10

Những chiếc cốc sứ, bát men là những đồ vật khiến nhiều người không khỏi bồi hồi khi nhìn thấy nó... Ảnh: Thiên Ân

Âm thanh rè rè từ chiếc loa đài cũ kỹ với những câu chuyện về chị phụ nữ đảm đang, anh thanh niên dũng cảm,… của thời kỳ bao cấp bao trùm không gian ngôi nhà nhỏ. Lặng thinh, ngỡ ngàng trước hình ảnh những chiếc dải tem phiếu, chiếc xe đạp Vĩnh Cửu và những chiếc mũ cói, mũ lá,… được treo vắt vẻo trên tường, bác Minh Lan (Tây Hồ) xúc động nói: “Lâu lắm rồi tôi mới được gặp lại những vật dụng này.”

Bước vào không gian này, không ít bạn trẻ tỏ ra thích thú, say sưa ngắm nhìn những chiếc chụp đèn tráng men “cổ lỗ sỹ,” chiếc quạt con cóc, quạt tai voi hoen gỉ, chiếc tivi đen tráng to như một cái thùng sắt chứa đồ, những bát tráng men sứt mẻ - dấu tích của một thời khó khăn.

Một không gian khác hoàn toàn với những xô bồ, ồn ã, tấp nập ngoài kia. Em được trải nghiệm những cảm xúc mới để hiểu hơn những giá trị của cuộc sống hiện tại khi biết được thế hệ ông bà, cha mẹ mình đã sống và vươn lên như thế nào,” một bạn trẻ nói khi đang say sưa ngắm nhìn những đôi dép cao su mòn vẹt theo thời gian…

Không chỉ có các bạn trẻ mà những thực khách nước ngoài cũng đến xem và tìm hiểu thời bao cấp của nước Việt Nam qua những vật dụng, đồ dùng của thời bao cấp cũng như được thưởng thức những món ăn mang đậm hương vị của thời bao cấp.

Bên cạnh một không gian được bài trí khác và lạ phù hợp với thời bao cấp, với những bộ bàn ghế gỗ cũ kỹ phủ màu theo thời gian, chiếc mâm gỗ “mốc ệch”, chiếc bát sắt tráng men sứt mẻ… món ăn ở đây cũng mang hơi thở của một thời khốn khó như: Cơm độn khoai, dưa xào tóp mỡ, cá diếc kho tương, thịt kho trám, canh cua, cà pháo…đậm hồn văn hóa thuần Việt. Những món ăn đó chỉ thoáng nghe thôi cũng đủ gợi cho thực khách cảm thấy bồi hồi…
 
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 11

Những món ăn mang đậm hương vị của thời kì bao cấp. Ảnh: TA

Tất cả thực khách khi đến với quán đều phải thanh toán bằng tem phiếu. Mỗi tem phiếu là một món ăn và tất cả đều phải đứng xếp hàng để chờ thanh toán. Bạn Nguyễn Ngọc Linh – Sinh viên trường Học viện Ngân Hàng chia sẻ: “Trước đây mình có được nghe ông bà kể lại hồi xưa mua bằng tem phiếu rất khổ nên mình muốn đến đây để xem ông bà mình đã sống ở thời tem phiếu như thế nào và khi đến đây mình được thử cảm giác này thì rất vui và xúc động”.  
 
Đắt khách nhà hàng bán đồ ăn thời bao cấp ở Hà Nội 12

Hóa đơn các món ăn được làm bằng tem phiếu giống thời kì bao cấp. Ảnh: TA

Anh Lê Duy Chiến – Quản lí trưởng ở Cửa hàng mậu dịch số 46 An Dương cho biết: “Mỗi ngày ở đây có hàng trăm thực khách đến với quán không chỉ để ăn uống mà còn muốn được 1 lần sống trong thời bao cấp”.  Quả không sai khi có nhiều người ví cửa hàng mậu dịch số 37, số 46 như 1 bảo tàng mi ni về kinh doanh thời bao cấp trong thời hiện đại.

Để xem : .Truyền hình thời sự bấm vào 
               .Những Video quay lén cực độc bấm vào  
               .Cười sảng khoái đến đau bụng bấm vào 
               .Những tâm sự riêng tư , khó nói bấm vào 
               .Những đoạn phim hiếm về Việt nam bấm vào 
       

Thiên Ân


Nguồn tin:
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Ý kiến bạn đọc

Mã an toàn:   Mã chống spamThay mới